Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 6 kết quả

"Mộng thám hoa": Ứng xử với người tài

Ngày phát hành 9:23 | 13/6/2022

Lượt nghe: 1122

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, Đặng Ma La là nhân vật lịch sử hiển hách đã tỏa sáng tài trí khi mới 13 tuổi trong Khoa thi Đình năm Đinh Mùi (1247), thời vua Trần Thái Tông. Sau khi đỗ Thám Hoa, ông ra làm quan trải qua hai đời vua, được phong tước Vinh lộc đại phu. Nhà văn đã viết về danh nhân đất Việt bằng bút pháp hiện thực huyền ảo, để người đọc người nghe hiểu hơn về cuộc đời của Đặng Ma La, qua đó trả lời những câu hỏi nóng bỏng hôm nay. Nhà văn sử dụng bút pháp hiện thực huyền ảo để xây dựng cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa nhân vật Thuân và hồn thiêng của Thám hoa Đặng Ma La. Qua đó không chỉ tái hiện, lý giải xuất thân của vị Thám hoa này với con đường lập nghiệp đầy gian khó của ông, mà còn kín đáo mỉa mai, phê phán một thói xấu cố hữu của người Việt: Đó là ghen ghét, đố kỵ, dốt nát, lười biếng nhưng vẫn muốn chiếm lấy danh lợi bằng thủ đoạn, hiềm khích người tài năng hơn…Nhưng trên tất cả, theo chúng tôi, qua nhân vật Đặng Ma La nhà văn còn mong muốn điều lớn lao hơn, đó là việc trọng dụng người tài. Đặng Ma La vì sinh ra không có tên trong sổ Điền bạ, nên khi đỗ Thám hoa vinh quy bái tổ, chức sắc làng không thèm đón, dân làng ghẻ lạnh, bạn đồng môn thì xa lánh. Rồi thư tố cáo nặc danh về thân phận của ông đã tới tay Hoàng Đế đương triều. Đặng Ma La rất lo sợ, rồi đây ông sẽ bị trừng phạt. Nhưng trái với sự lo lắng của ông, nhà vua đã cho điều tra và hiểu rõ tường tận mọi việc nên đã trọng dụng Đặng Ma La. Bầy tôi giỏi may mắn gặp vua sáng suốt. Trung thần gặp minh quân…Ôn cố tri tân, mượn xưa nói nay. Nhà văn Đỗ Tiến Thụy đã thành công trong việc chuyển tải những thông điệp nhân văn và mang tính thời sự...

“Ông Tiến Vlog và cây đa làng Lường” (P2): Ứng xử của con người với thiên nhiên

“Ông Tiến Vlog và cây đa làng Lường” (P2): Ứng xử của con người với thiên nhiên

Ngày phát hành 10:31 | 19/1/2021

Lượt nghe: 840

Với truyện ngắn này tác giả Đặng Ngọc Hưng đã có một góc tiếp cận khá mới mẻ hiện đại. Chi tiết Vlog cho thấy phương tiện truyền thông hiện đại đã kịp len lỏi vào đời sống nông thôn, bằng những chiêu trò mánh lới hết sức láu cá. Đó là việc thực hiện những video, clip giật gân, tạo dựng những nội dung hấp dẫn để tải lên mạng thu hút đông đảo người xem từ đó kiếm bội tiền. Một người như ông Tiến chạy ăn từng bữa, kiếm sống bằng việc leo treò, chặt hạ cây thì dễ dàng bị mua chuộc, bị lôi kéo vào việc kiếm tiền kiểu sống sít, chụp giựt thời thượng của giới trẻ. Bức tranh đời sống nông thôn hôm nay ít nhiều đã được tác giả tái hiện qua một vài nét phác họa. Người nông dân không còn phải cày bừa bằng trâu bò mà đã có máy móc, cũng không gieo mạ mà gieo sạ, không làm cỏ mà đã có thuốc diệt cỏ trừ sâu. Máy móc phương tiện thay thế con người. Người nông dân dường như đã và đang quen với cung cách kiếm sống một cách dễ dãi. Kịch tính truyện được đẩy dần lên với chi tiết cao trào: nhóm làm vlog yêu cầu ông Tiến chặt cây đa cổ thụ của làng. Ở đây cũng ghi nhận tác giả truyện ngắn đã khéo cài cắm chi tiết về ngôi miếu cổ, về mảnh đạn găm vào cây đa năm nào đã cứu sống ông Tiến. Đây là những chi tiết hay, ít nhiều mang tính tâm linh, cũng đồng thời là điểm sáng của truyện. Vì điều này khiến ông Tiến phải do dự, đấu tranh với sự cám dỗ của bản thân. Chi tiết cuối mảnh đạn găm năm xưa khiến ông Tiến bị thương chảy máu ở tay khi leo trèo, tiến hành chặt cây đa được coi là chi tiết thắt nút mang tính thức tỉnh, cảnh cáo về hành động đi quá ranh giới của ông Tiến. Truyện mang nhiều thông điệp với mỗi chúng ta. Về đạo đức, về nhân cách, lối sống, hành vi ứng xử của con người trong cuộc sống. Không chỉ là sự ứng xử giữa con người với con người mà còn là sự ứng xử giữa con người, với thiên nhiên, với những giá trị văn hóa tinh thần cần trân trọng, gìn giữ.

Lẽ ứng xử của Nguyễn Trãi qua "Quốc âm thi tập"

Lẽ ứng xử của Nguyễn Trãi qua

Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2020

Lượt nghe: 839

Qua nhiều áng thơ Nôm, Ức Trai đã thể hiện chân thực, sâu sắc cách nhìn đời, nhìn người. Quan trường, xã hội lắm bon chen, nhiều lẽ thiệt hơn là nơi ông muốn lánh xa nhưng cũng là nơi cả đời ông mong được “lặn lội” để thỏa chí nguyện cứu nước giúp đời. Nói “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi đến nay vẫn còn là bài học vẹn nguyên về lẽ ứng xử là vì thế...(Tìm trong kho báu phát 13/2/2020)

Lũ mèo con: Câu chuyện nhỏ về cách ứng xử

Lũ mèo con: Câu chuyện nhỏ về cách ứng xử

Ngày phát hành 0:0 | 23/1/2015

Lượt nghe: 1605

Trong khi trời lạnh như thế này, có thể bế một em mèo xinh xắn, nằm cuộn tròn như một cục bông ở trong lòng thì thích ơi là thích đấy chứ! Mà các bé biết không, các chú mèo cũng xuất hiện rất nhiều trong truyện cổ tích nữa đấy, chẳng hạn như truyện Chú mèo đi hia, Người xay bột và con mèo, rồi cả truyện Lũ mèo con mà sau đây chúng mình sẽ cùng nghe kể nữa đấy! Mời các bé bước vào cuộc phiêu lưu vào thế giới loài mèo qua giọng kể của nghệ sĩ Hồng Quang nhé!(kể chuyện và hát ru ngày 24+25/1)

Nguyễn Bỉnh Khiêm, lựa chọn như một lối ứng xử

Nguyễn Bỉnh Khiêm, lựa chọn như một lối ứng xử

Ngày phát hành 0:0 | 1/7/2020

Lượt nghe: 1425

Sống trong thời buổi phân tranh nhiều biến động, thay vì chạy theo số đông nhà nho thời bấy giờ, nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có những lựa chọn riêng, thể hiện rõ cốt cách và tâm thức trước thời đại. Lựa chọn cuộc ẩn cư, là cội nguồn dẫn tới chữ Nhàn trong thơ Nôm của chủ am Bạch Vân. Lấy chữ “Nhàn” ra để xem xét cũng là gợi mở về sự chuyển biến trong quan niệm đạo lý và thơ ca của bắt đầu từ dấu mốc hình mẫu nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm về sau...

Sức nặng nào cho bộ Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ?

Sức nặng nào cho bộ Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ?

Ngày phát hành 11:54 | 30/9/2021

Lượt nghe: 1801

Trong bối cảnh showbiz Việt đang có nhiều lùm xùm, từ việc nghệ sĩ thiếu minh bạch khi làm từ thiện, cho đến ứng xử thiếu chuẩn mực, thiếu văn hóa, quảng cáo sai sự thật,… Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã hoàn thiện dự thảo bộ quy tắc ứng xử dành riêng cho nghệ sĩ. Tuy nhiên, một số người cho rằng bộ quy tắc ứng xử này chưa đủ mạnh để làm trong sạch môi trường hoạt động nghệ thuật. Để rộng đường dư luận, phóng viên VOV6 trao đổi với nhà báo Kiều Trinh, Báo Thanh niên - người nhiều năm theo dõi mảng văn hóa nghệ thuật về chủ đề này. (Đối thoại mở 29/9/2021)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00

Kể chuyện và Hát ru cho bé (đang phát)

22h30 - 23h00 Tiếng thơ